thay lời cảm ơn!
Những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, buồn, ưu tư, suy nghĩ, giận dữ... đều có tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Ngay cả cảm xúc tích cực như vui mừng thái quá cũng vậy. Y học Đông phương xếp các cảm xúc gây bệnh cho con người vào nhóm nguyên nhân gây thất tình: nộ (giận), hỉ (vui), ưu (lo), tư (suy nghỉ), bi (buồn), kinh (sợ), khủng (hốt hoảng).
Theo danh y Tuệ Tĩnh: Thân thể con người nhờ khí huyết mà sinh trưởng, nhờ tạng phủ mà nuôi dưỡng. Cho nên khéo bồi dưỡng thì có ích, không khéo gìn giữ thì có hại. Khéo bồi dưỡng là lo nghĩ vừa phải, mừng giận có chừng, ăn uống dè dặt, làm lụng điều độ... như thế là có ích. Không khéo giữ gìn là ham muốn quá độ. Tửu sắc không dè, thất tình dồn ép, làm lụng quá sức, tinh thần và hình thể đã bị mệt mỏi ắt là gặp phải tai hại mà phát sinh bệnh tật. Biết giữ thân phải hết sức cẩn thận, biết phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Y học cổ đại giảng dạy về dưỡng sinh đều lấy “tinh, khí, thần” gọi là “tam bảo” của cơ thể. Do đó, giữ gìn tinh, khí, thần là dưỡng sinh, là nguyên tắc chủ yếu để trường thọ. Tinh: Là cấu thành cơ thể, duy trì hoạt động sống của con người. Vậy TIN - KHI - THẦN là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về 3 tam bảo này.
Tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các hoạt động cơ năng của cơ thể.
Nguồn gốc của tinh:
Hai nguồn tinh tiên thiên và hậu thiên bổ sung cho nhau tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể.
Khí là một thành phần cấu tạo của cơ thể, là vật chất cơ bản duy trì sự sống của con người, có tác dụng thúc đẩy huyết (khí hành huyết hành) và các công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động.
Khí ở khắp nơi, ngoài tác dụng chung như trên còn mang tính chất của các bộ phận mà nó trú ngụ như thận khí, can khí, vị khí, kinh khí…
Nguồn gốc của khí do tiên thiên hoặc hậu thiên tạo thành và người ta hay nói đến 4 loại: Nguyên khí, Tông khí, Dinh khí và Vệ khí
Nguyên khí: Nguyên khí còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên, do tinh của thiên nhiên sinh ra, được tàng trữ ở thận, sau này được khí của hậu thiên bổ sung không ngừng.
Thông qua tam tiêu, nguyên khí đến và kích thích thúc đẩy các tạng phủ hoạt động và quá trình sinh dục, phát dục của cơ thể.
Nguyên khí đầy đủ thì thân thể khỏe mạnh, trái lại nguyên khí kém thì tạng phủ sẽ suy kém, sức chống đỡ với bệnh tật yếu.
Tông khí: Tông khí do khí trời và chất tinh vi của đồ ăn do tỳ vận hóa kết hợp tạo thành.
Sự vận hành của khí, huyết, hô hấp, tiếng nói, hoạt động chân tay đều có quan hệ mật thiết với tông khí.
Tông khí giảm sút còn gây ra ứ huyết.
Dinh khí (Doanh khí): Dinh khí là do chất tinh vi của đồ ăn thức uống được tỳ vận hóa tạo thành, đi vào mạch thành một bộ phận của huyết dịch, theo huyết dịch đi toàn thân.
Dinh khí có tác dụng sinh ra huyết và dinh dưỡng toàn thân.
Vệ khí: Vệ khí bắt nguồn từ thiên nhiên, do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng các chất tinh vị của đồ ăn do tỳ vị vận hóa ra, hoạt động được do sự tuyên phát của chế. Vì vậy vệ khí gốc ở hạ tiêu (thận) được nuôi dưỡng do trung tiêu (tỳ) khai phát ở thượng tiêu (phế).
Vệ khí đi ngoài mạch, phân bổ toàn thân, trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì làm ấm cơ nhục, da lông, làm đóng mở tuyến mồ hôi. Vệ khí có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập.
Huyết được tạo thành do chất tinh vi của thủy cốc được tỳ vị vận hóa ra do dinh khí đi trong mạch và do tinh được tàng trữ ở thận sinh ra. Vì vậy huyết có quan hệ mật thiết với các tạng tỳ, phế, thận.
Được khí thúc đẩy, huyết đi theo mạch nuôi dưỡng toàn thân, bên trong là ngũ tạng lục phủ, bên ngoài là cơ nhục, cân cốt. Huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh.
Tân dịch là chất nước của cơ thể. Chất trong là Tân, chất đục là Dịch.
Tân dịch cũng do chất dinh dưỡng đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi vào các tạng phủ, khớp xương, nước bọt, dịch dạ dày…
Tân đi vào toàn thân, tưới và nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, da và tạo thành huyết dịch, không ngừng bổ sung nước cho huyết dịch.
Dịch bổ sung cho tinh, tủy, làm khớp xương cử động được dễ dàng, làm nhuận da lông.
Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và tư duy của người ta, là biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết và tân dịch.
Thần còn là sự biểu hiện bên ngoài của tình trạng sinh lý, bệnh lý các tạng phủ trong cơ thể.
Tinh và khí là cơ sở vật chất của thần, do tiên thiên và hậu thiên sinh ra. Trong cơ thể khí huyết thịnh vượng, ngũ tạng lục phủ điều hòa thì tinh thần sung túc.
Trong chẩn đoán, tình trạng tinh thần của người bệnh có giá trị chẩn đoán rất lớn để đánh giá tiên lượng bệnh “còn thần thì sống, mất thần thì chết”.
Tinh là gốc rễ của Thần, do vậy để có một cơ thể khỏe mạnh, thần thái thì hãy:
- Đừng hoang phí Tinh, hãy sử dụng Tinh của mình đúng mục đích, ăn các thực phẩm bổ tinh, và tập các bài tập dưỡngTinh.
- Giữ được Tinh thì khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh cường tráng...
- Giữ được cơ thể khỏe mạnh thì khuôn mặt có thần thái, có uy, ...
- Tiếp tục luyện thần để xả hết trở về với hư không (đạo) hòa mình vào tự nhiên.
thay lời cảm ơn!
Name: Mr. Charles Chung
Email: hanam88.congdong@gmail.com